Logitech G Pro X Superlight Review – Sự trở lại của một huyền thoại!
Logitech G Pro X Superlight, một cái tên đáng gờm trong phân khúc chuột gaming cao cấp đã quay trở lại. Ở phiên bản nâng cấp này, Logitech đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng. Nói như vậy không có gì là quá khi mà G Pro X Superlight chỉ nặng vỏn vẹn có chưa tới 63g. Ngoài ra cả hiệu năng lẫn độ chính xác đều được cải thiện tới mức tối đa so với phiên bản truyền thống.
Nghe thì có vẻ hay đấy, nhưng một con chuột gaming không led RGB, không có những nét cắt hầm hố có xứng đáng để mua trong năm nay? Đó chính là câu hỏi mà mình sẽ giải đáp trong bài viết ngày hôm nay!
Thiết kế
1,Tổng quan
Đối với các fanboy nhà Logitech G hay những game thủ đã từng sử dụng qua dòng sản phẩm này, chắc hẳn mọi người sẽ không còn quá xa lạ đối với thiết kế của G Pro X. Chỉ cần một thoáng nhìn qua, chắc hẳn ai cũng nhận ra những đường nét tinh tế mà G Pro X sở hữu. Ở phiên bản nâng cấp này, G Pro X Superlight giữ được hầu hết những gì tuyệt vời nhất của đàn anh đi trước. Một thiết kế tối giản, không quá hầm hố, gaming. Vị trí các nút phụ đặt tương ứng ở hai bên hông chuột và logo Logitech G nằm ở chính giữa. Ngoài ra, dòng chữ Superlight ký hiệu của phiên bản mới được đặt gọn gàng bên hông phải chuột lại càng tô điểm thêm cho sự tinh tế này.
2, Cụm led RGB bị lược bỏ
Khác biệt lớn nhất trong thiết kế của Superlight so với đàn anh có lẽ chính là cụm led RGB. Nếu như trước đây, cụm led RGB được đặt bên dưới logo G nhằm làm nổi bật và tạo điểm nhấn. Thì ở phiên bản nâng cấp này, cụm led RGB đã bị cắt bỏ hoàn toàn. Logo G cũng như toàn bộ các chi tiết trên thân chuột được in dập màu bạc một cách cẩn thận. Điều này làm dấy lên khá nhiều tranh cãi trong khoảng thời gian mà em nó được công bố. Tuy nhiên khi thực sự trải nghiệm, mình lại nghĩ đây là bước đi khá đúng đắn của Logitech. Để tạo ra được một con chuột siêu nhẹ với trọng lượng chưa tới 60g thì chúng ta cần phải bỏ đi những thứ không cần thiết. Và cụm đèn RGB chính là một trong những thứ như vậy.
3, Tạm biệt thiết kế tổ ong
Trong khi những sản phẩm chuột gaming siêu nhẹ của các hãng phải dùng tới thiết kế honeycomb (tổ ong) để giảm trọng lượng. Logitech G lại cho rằng đó là một thiết kế dở hơi, và đối với nhiều game thủ cũng vậy. Việc trên thân chuột có lỗ, phơi bày trực tiếp những linh kiện bên trong ra ngoài môi trường là một điểm trừ khá lớn. Thiết kế này hoàn toàn không phù hợp ở Việt Nam, nơi bụi bẩn và khí hậu cực kỳ khắc nghiệt. Chắc chắn tuổi đời của chuột sẽ bị giảm đáng kể nếu anh em không biết cách bảo quản. Chính vì vậy mà việc đánh đổi cụm led RGB là điều mà mình thấy hoàn toàn hợp lý.
Một số tính năng phụ
Tương tự như các sản phẩm khác của nhà G, Superlight có thể tinh chỉnh các tính năng bằng phần mềm G Hub. Tuy nhiên vì được lược bỏ đi cụm đèn led nên không có quá nhiều thứ cần quan tâm ở đây. Anh em có thể tuỳ chỉnh lại DPI, gán nút, tạo Macros và thiết lập các Profile tương ứng cho mỗi tựa game. Những tính năng này đã tương thích trong bản cập nhật G Hub mới nhất.
Kết nối và thời lượng sử dụng
Đối với G Pro X Superlight thì chỉ có thể kết nối duy nhất qua USB Dongle đi kèm. Một lựa chọn nữa là kết nối qua lót chuột PowerPlay. Lợi thế của việc kết nối qua PowerPlay là chuột sẽ liên tục được sạc trong quá trình sử dụng. Anh em sẽ không phải lo sạc pin như kết nối với USB Dongle. Tuy nhiên thì pin cũng không phải là vấn đề quá lớn đối với Superlight.
Logitech G Pro X Superlight có thể hoạt động liên tục 70 tiếng. Đó là thông số do Logitech cung cấp trên website. Theo như trải nghiệm của mình thì hầu như thời lượng này có thể dài hơn đáng kể. Ngoài ra cụm đèn led đã bị lược bỏ nên không còn tác nhân nào khác ăn pin ngoài mắt đọc Hero. Anh em có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng trong một thời gian dài.
Vẫn còn khá nhiều anh em lo ngại về vấn đề mất kết nối trong quá trình chơi game. Mình có thể khẳng định luôn điều này là sai. Sau khi trải nghiệm rất nhiều đời chuột không dây của Logitech, mình chưa từng gặp bất kỳ vấn đề nào về kết nối hay delay cả. Thậm chí, qua quá trình thử nghiệm. Kết nối không dây của Logitech còn cho kết quả đáng tin cậy hơn cả các phiên bản có dây. Ngoài ra, sau bản cập nhật mới nhất của G hub, mọi người có thể set lên tới 25k DPI. Với những thông số như vậy thì không còn gì phải lăn tăn về vấn đề kết nối nữa nhé
Trải nghiệm thực tế
Mình đã test qua Superlight trên một số tựa game FPS như CS:GO và Doom Eternal. Vì là một sản phẩm chuột gaming siêu nhẹ, nên ban đầu hơi khó làm quen. Bản thân cũng đang sử dụng cục tạ G502 và G903 nên những pha vẩy chuột chỉ sợ em nó bay ra cửa. Tuy nhiên khi đã quen tay thì sử dụng cực sướng. Em nó nhẹ tới mức mình có thể hạ DPI để ghìm tâm và xoay tâm chuẩn xác hơn rất nhiều.
Ở các thể loại khác như MOBA hay MMO RGP, trải nghiệm với Superlight là tương đối tốt. Tuy nhiên thực sự mà nói em này phù hợp với game FPS hoặc TPS nhất.
Hiện tại, G Pro X Superlight đang được Phụ Kiện Máy Tính phân phối chính hãng với cực kỳ nhiều ưu đãi. Nếu bạn muốn sở hữu cho mình ngay siêu phẩm này, hãy click vào đây!
Ngoài ra, nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ trực tiếp với bọn mình để được giải đáp nhé!
- Dán skin chuột, bàn phím gaming lợi, hại ra sao và mức giá thế nào?
- Cách Khắc Phục Lỗi Mx Master 3 Giật Lag và Mx Anywhere 3 Giật Lag
- Đánh Giá Chuột Logitech G102 Lightsync Gen 2
- Logitech MX Keys review – Đánh giá chi tiết bàn phím Logitech MX Keys, siêu phẩm hoàn hảo cho anh em văn phòng.
- Logitech G Pro X Review – Đánh giá chi tiết bàn phím gaming bán chạy nhất dành cho game thủ chuyên nghiệp!