Cẩm nang chọn phím cơ (Phần 2) – Chọn Switch một cách thông thái!

197 lượt xem

Cẩm nang chọn phím cơ (Phần 2)

Anh em game thủ chúng ta nhiều khi quá tập trung vào việc tìm cho mình một dàn máy khủng. Loay hoay ngồi chọn CPU, GPU để có một chiếc máy chiến game mượt mà nhất. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Còn một yếu tố khiến trải nghiệm chơi game trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn bao giờ hết. Đó chính là việc sở hữu cho mình một chiếc bàn phím cơ.

Đối với nhiều anh em thì khái niệm phím cơ đã không còn quá xa lạ. Những tiếng lách cách sướng tai, cảm giác gõ thú vị hay led RGB sặc sỡ nhiều chế độ … Thế nhưng liệu cứ ra hàng mua một con phím nhiều màu sặc sỡ có thực sự mang lại trải nghiệm hiệu quả? Và liệu có những tiêu chí gì cần quan tâm đối với người mới chơi phím? Đó là những câu hỏi sẽ được mình giải đáp trong chuỗi bài viết lần này!

Đọc Thêm:

Cẩm nang chọn phím cơ (Phần 2) – Chọn Switch một cách thông thái! 1
Phím Keychron đang được PHỤ KIỆN MÁY TÍNH phân phối

Tầm quan trọng của việc chọn đúng switch!

Sau phần 1, anh em đã chọn cho mình đúng loại layout phù hợp. Câu hỏi đặt ra tiếp theo là: “Mọi người muốn cảm giác gõ như thế nào?” Việc lựa chọn đúng loại switch không quá khó, nhưng đòi hỏi khá nhiều kinh nghiệm. Với những anh em đã chơi phím cơ lâu năm thì không nói làm gì. Nhưng với người mới, đa phần là các bạn đang đọc bài viết này, việc tìm sản phẩm đúng ý thích quả thực không hề đơn giản. Một cảm giác gõ tốt, phù hợp với bản thân bạn là yếu tố tiên quyết để bạn cảm thấy hài lòng về chiếc bàn phím của mình. Chính vì thế mà có một số lưu ý mình cần mọi người biết:

  1. Đừng quá phụ thuộc vào các bài review, đánh giá, cảm nhận switch.
  2. Hãy tự tay cảm nhận sự khác biệt của từng loại switch nếu có điều kiện.
  3. Nếu không có điều kiện trải nghiệm, hãy đọc tiếp bài viết để có cái nhìn tổng quan, từ đó chọn lựa theo nhu cầu sử dụng của bản thân.

Các loại switch cơ học phổ biến

Trên thị trường hiện nay có 3 loại switch phổ biến là: Linear, Tactile và Clicky. Các switch này được phân loại dựa vào các đặc điểm cấu tạo riêng biệt.

Cẩm nang chọn phím cơ (Phần 2) – Chọn Switch một cách thông thái! 2
Các loại switch phổ biến

Switch Linear (Không khấc, không tiếng)

Đây là loại switch cơ bản nhất với hành trình phím xuyên suốt từ trên xuống dưới theo chiều thẳng đứng. Loại switch này mang lại cảm giác gõ êm ái, mượt mà. Và bởi vì không có các điểm tiếp xúc như Tactile hay Clicky, hành trình phím được đảm bảo xuyên suốt, rất dễ chịu. Một điểm cộng của switch Linear chính là âm thanh gõ. Trong quá trình hoạt động, Switch Linear không tạo ra quá nhiều tiếng ồn. Chính vì vậy nên các phím trang bị Switch Linear rất thân thiện. Phù hợp với anh em muốn sử dụng phím cho cả mục đích văn phòng hoặc mang đi cà phê, tới nơi công cộng.

Ngoài ra, các thể loại game như bắn súng, đua xe hoặc game mô phỏng rất phù hợp với dòng switch này!

Cẩm nang chọn phím cơ (Phần 2) – Chọn Switch một cách thông thái! 3
Cấu tạo switch Linear

Switch Tactile (Có khấc, không tiếng)

Về mặt cấu tạo thì Switch Tactile khá giống với Linear. Điểm khác biệt nằm ở chỗ Switch Tactile được tạo thêm một điểm chạm vật lý. Mục đích của việc làm này là giúp cảm giác gõ của anh em thêm thú vị. Khi phím chuẩn bị đi hết hành trình, anh em sẽ cảm giác được điểm chạm này ngay trên đầu ngón tay. Ngoài sướng ra thì cấu tạo này còn giúp game thủ cảm nhận rõ hơn mỗi cú nhấn của mình. Độ trễ của Tactile gần như là bằng không. Đối với các tựa game MMO RPG hay Moba thì điều này hoàn toàn cần thiết. Switch Tactile hoạt động cực hiệu quả và phù hợp giúp đảm bảo sự chuẩn xác trong mỗi pha combat nảy lửa.

Cẩm nang chọn phím cơ (Phần 2) – Chọn Switch một cách thông thái! 4
Cấu tạo switch Tactile

 

Switch Clicky (Có khấc, có tiếng)

Và cuối cùng là switch Clicky, loại switch cực kỳ ưa thích của mình. Tên gọi Clicky được đặt mô phỏng lại âm thanh phát ra trong quá trình switch hoạt động. Về mặt cấu tạo, switch Clicky cũng mô phỏng lại cảm giác gõ gần tương tự như Tactile. Vừa thú vị, độ nảy cũng như cảm giác tốt mà vẫn mang lại sự chính xác cần thiết.

Tuy nhiên thì đối với anh em muốn sử dụng switch clicky cho các tác vụ văn phòng thì cần lưu ý. Lực nhấn cũng như phản hồi lại của clicky khá lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gây ra sự mệt mỏi khi sử dụng, gõ văn bản liên tục trong thời gian dài.

Cẩm nang chọn phím cơ (Phần 2) – Chọn Switch một cách thông thái! 5
Cấu tạo switch Clicky

Tổng kết

Và như vậy là mình đã phân biệt cho anh em cơ bản về sự khác nhau của các loại switch. Việc khẳng định loại switch nào tốt nhất, loại switch nào không nên dùng rất khó. Nó còn tuỳ thuộc ở mục đích sử dụng của mỗi người. Tuy nhiên nên lưu ý rằng những ai muốn cảm giác gõ nhẹ nhàng thì nên tránh Clicky và Tactile. Bên dưới là bảng thông tin cụ thể về lực nhấn mà mình tham khảo được, mong là sẽ giúp ích cho mọi người.

Cẩm nang chọn phím cơ (Phần 2) – Chọn Switch một cách thông thái! 6
Actuation: Lực nhấn – Bottom Out: Lực phản hồi

Đừng vội vàng đưa ra bất cứ quyết định nào! Hãy tới trực tiếp cửa hàng Phụ Kiện Máy Tính để được trải nghiệm, sờ nắn và chọn lựa loại switch phù hợp nhất nhé!

Nếu còn bất cứu thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với bọn mình để được giải đáp nhé!

Fanpage PHỤ KIỆN MÁY TÍNH: https://www.facebook.com/phukienmaytinh17

Đánh Giá

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *