Logitech G Hub – Một số lưu ý dành cho máy yếu

321 lượt xem

Logitech G Hub là một phần mềm quản lý hệ sinh thái của Logitech G. Đây là phần mềm giúp anh em quản lý, tinh chỉnh gaming gear của mình. Từ LED RGB, các thiết lập cho tai nghe, âm thanh cho tới Macro phím. Có thể nói, G Hub được xem như đầu não quản lý toàn bộ hệ thống. Giúp người dùng tương tác tốt hơn với các thiết bị của mình.

Tuy nhiên nhiều anh em sinh viên dùng laptop cấu hình thấp. Trong quá trình chơi game cùng G Hub. Rất hay gặp tình trạng tụt FPS bất thường. Có rất nhiều lý do dẫn tới điều này. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay. Mình sẽ chỉ ra một số phương pháp và những lưu ý cần tránh cho anh em máy yếu. Mong rằng bài viết sẽ là một kênh tham khảo và có ích cho mọi người.

Đọc thêm:

Logitech G Hub – Một số lưu ý dành cho máy yếu 1
G Hub – Phần mềm chơi game tiên tiến từ Logitech

I, Nguyên nhân G Hub gây tụt FPS

Như mình đã nói. G Hub là một phần mềm quản lý hệ sinh thái. Điều này đồng nghĩa với việc khi sử dụng gear (chuột, phím, tai nghe …). G Hub sẽ phải liên tục truyền và xử lý tín hiệu tới các thiết bị trên theo thời gian thực. Điều này bao gồm một số yếu tố như:

  • Tốc độ xử lý LED
  • Tốc độ phản hồi của thiết bị
  • Equalizer, lọc âm, lọc mic (Đối với tai nghe và loa)
  • Macros (Đối với chuột và phím)
  • Chỉ số DPI (Đối với các sản phẩm chuột có cảm biến HERO. G Hub sử dụng thuật toán để xử lý tần xuất và độ chính xác của mắt đọc)
  • Ngoài ra còn một số yếu tố nhỏ như định dạng, phân vùng và phân loạt thiết bị

Với một mức độ thông tin lớn như vậy. Việc G Hub chạy ngầm liên tục và ngốn của anh em một mức độ phần cứng là điều dễ hiểu. Đối với những anh em có máy cấu hình cao thì không nói. Nhưng còn nhiều anh em sử dụng các thiết bị đủ chơi game. Thì việc gánh thêm G Hub lại khá là nặng nề. Chính vì vậy, bên dưới là một số điều nên tránh khi dùng G Hub.

Logitech G Hub – Một số lưu ý dành cho máy yếu 2
Các thiết bị chơi game liên tục truyền tín hiệu, gây tụt FPS

II, Một số chế độ LED không nên dùng

Nghe thì có vẻ vô lý và không liên quan. Nhưng đây lại là lý do lớn nhất khiến tụt FPS trong khi chơi game. Trong G Hub, có hai chế độ LED tương tác ăn khá nhiều ram. Đặc biệt là khi sử dụng để chơi game. Đó chính là Audio Visualizer (nhảy theo nhạc) và Screen Sample (đổi màu theo màn hình).

Nguyên lý hoạt động của hai chế độ này khá đơn giản. G Hub sẽ tiếp nhận thông tin qua 2 kênh. Đối với Audio Visualizer, G Hub sẽ thu lại âm thanh đang phát ra theo thời gian thực và xử lý chúng. Từ đó truyền tín hiệu để LED chuyển động theo cao độ nhạc. Tương tự đối với Screen Sample. G Hub sẽ tiếp nhận thông số màu sắc trên màn hình. Hay nói đơn giản là quay màn hình của anh em.

Thử tưởng tượng với một cấu hình thấp. Đến game còn phải chơi all low. Thì vừa chơi vừa xử lý như vậy. Tụt FPS cũng không quá khó hiểu. Chính vì thế, đối với anh em máy yếu. Hãy tránh dùng 2 chế độ LED này nhé.

Logitech G Hub – Một số lưu ý dành cho máy yếu 3
Các chế độ led thường là nguyên nhân chính!

III, Sử dụng On-board và tắt G Hub chạy ngầm

Tiếp theo, một phương thức nữa mà nhiều anh em cũng hay dùng đó chính là chế độ on-board. Về cơ bản, trên mỗi gaming gear của mọi người sẽ có một bộ nhớ con. Đây gọi là bộ nhớ On-board. Bộ nhớ này khá nhỏ, tuỳ thuộc vào thiết bị mà có thể lưu được nhiều hay ít. Từ đó có thể hiểu on-board là chế độ lưu các thiết lập của người dùng lên gear. Từ đó gear của anh em có thể hoạt động độc lập và không cần tới G Hub. Và có thể tắt bỏ hoàn toàn G Hub để tránh phần mềm này chạy ngầm.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của On-board là không thể lưu được một số tinh chỉnh. Hai chế độ LED mà mình đề cập bên trên cũng nằm trong số đó. Chính vì thế anh em vẫn sẽ phải hy sinh những tính năng hay ho. Đổi lại sẽ đạt được một mức FPS ổn định. Mà gaming gear vẫn có thể hoạt động và hỗ trợ một cách trơn chu.

Logitech G Hub – Một số lưu ý dành cho máy yếu 4
Sử dụng bộ nhớ On-board để tối ưu hoá tốc độ xử lý!

IV, Cấu hình thiết bị được test

Trước khi viết bài, mình đã test những lưu ý bên dưới trên một chiếc laptop cá nhân. Cấu hình khá thấp và dành cho mục đích văn phòng. All low ở hầu hết các game.

Cấu hình cụ thể:

  • CPU: Intel Core i3 Coffee Lake, 8130U, 2.20 GHz
  • RAM: 4 GB, DDR4, 2400 MHz
  • Ổ cứng: SSD 256GB NVMe PCIe
  • Màn hình: 15.6 inch, Full HD (1920 x 1080)
  • Card màn hình: Card đồ họa tích hợp, Intel HD Graphics 620
  • Hệ điều hành: Windows 10 Pro (Crack)

=> Sau bài test, mình nhận thấy khi sử dụng G Hub cùng các phương pháp bên trên. FPS của game khá ổn định ở mức 4-50 FPS và không giao động quá nhiều. Anh em có thể hoàn toàn yên tâm áp dụng nhé.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với FANPAGE Phụ Kiện Máy Tính để được hỗ trợ tốt hơn nhé.

Đánh Giá

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *